KHÔNG KHUYẾN KHÍCH ĐÌNH CHỈ HỌC TẬP HỌC SINH VI PHẠM
Thông tư 32 của Bộ GD-ĐT quy định học sinh (HS) vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập,ỷluậthọcsinhbằnggiảipháptíchcựhentaiz anime rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức như nhắc nhở, khiển trách hoặc tạm dừng học ở trường có thời hạn…
Thời gian vừa qua, có nhiều vụ việc HS mâu thuẫn, dẫn đến những hành vi bạo lực học đường nhưng khi đưa ra hình thức kỷ luật cụ thể, lãnh đạo các trường đều đã phải cân nhắc.
Chẳng hạn trường hợp 3 nữ sinh đánh, đá túi bụi một nữ sinh khác tại nhà vệ sinh Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (Q.Gò Vấp, TP.HCM), hội đồng kỷ luật nhà trường mới đây đã thống nhất không thực hiện hình thức đình chỉ học tập mà hạ hạnh kiểm và rèn luyện đọc sách, viết cảm nhận và kể chuyện về nội dung sách đọc trong các buổi sinh hoạt đầu tuần.
Ngày 11.11, trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Trịnh Vĩnh Thanh, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp (TP.HCM), cho hay: "Phòng GD-ĐT không khuyến khích các trường sử dụng hình thức đình chỉ học tập mà thay thế bằng hình thức kỷ luật tích cực, có tính giáo dục hiệu quả nhằm giúp các em tự nhận thức và giáo dục bản thân".
"Các em đang có tâm lý muốn thể hiện mình trước mọi người. Ngay cả việc đánh nhau quay clip tung lên mạng cũng nhằm muốn mọi người biết đến mình. Mặc dù cách này là tiêu cực. Vậy tại sao nhà trường chúng ta không tạo điều kiện để các em được thể hiện mình một cách tích cực? Đó cũng là cách giúp các em tự điều chỉnh hành vi", ông Thanh nêu quan điểm.
Ông Lâm Huy Hoàng, Hiệu trưởng Trường THCS Đống Đa (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cũng chia sẻ: "Hình thức kỷ luật sao cho vừa giáo dục, có tác dụng răn đe HS".
Nói về quan điểm không khuyến khích sử dụng hình thức kỷ luật đình chỉ học tập HS, ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, chia sẻ: "Trước những vụ bạo lực, xô xát giữa HS trong trường thì mỗi em đều tổn thương, cần được quan tâm, chia sẻ. Việc tổ chức giáo dục, phối hợp giải quyết, xử lý các mâu thuẫn trong HS là trách nhiệm của nhà trường, nhưng phải phù hợp với quy định hiện hành, phù hợp với từng đối tượng và sự vụ cụ thể, không thể cứng nhắc. Phương án phải không gây ảnh hưởng đến tâm lý HS. Khi HS tìm đến bạo lực là các em đang gặp vấn đề và chưa tìm được sự chia sẻ từ phía người lớn. Do đó, quan trọng hơn cả vẫn là giáo dục, hỗ trợ các em nhận thức, rèn luyện kỹ năng để khi có vấn đề xảy ra, các em biết cách ứng xử phù hợp".
CHUYỂN TỪ HÀNH VI VI PHẠM SANG HÀNH ĐỘNG TÍCH CỰC
Gần 6 tháng thực hiện biện pháp xử phạt HS theo hình thức "khác thường", cho HS đọc sách khi vi phạm nội quy, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM) đã gặt được những "quả ngọt".
Thạc sĩ Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, cho hay thay vì nhặt rác, sắp xếp bàn ghế, viết kiểm điểm, chép phạt, bị đình chỉ học tập… thì HS của trường sẽ "bị" phạt... vào thư viện.
Theo ông Phú, HS của trường hưởng ứng và không có cảm giác nặng nề khi thực hiện hình phạt này. Các em đã có những bài viết cảm nhận sau mỗi câu chuyện mình đọc và tự điều chỉnh bản thân. Những hiện tượng vứt rác bừa bãi, không có ý thức giữ gìn tài sản trong trường… đã gần như không còn xuất hiện. Thay vào đó, HS biết bảo vệ tài sản, đồ dùng học tập, tự trang trí lớp học, tự chuyển biến từ hành vi vi phạm sang hành động tích cực. "Đặc biệt, qua chia sẻ thường xuyên với học trò, tôi nhận thấy các em đã vui vẻ bởi cảm nhận được tình yêu thương của thầy cô với các em. Dù phạt khi các em mắc lỗi nhưng nó thể hiện tình thương chứ không là kỷ luật cứng nhắc", ông Phú thông tin.
Chính vì vậy, ông Huỳnh Thanh Phú không đồng tình với hình thức đình chỉ học tập HS bởi theo ông, nếu không có sự kiểm soát và quản lý, thời gian không đến trường có thể sẽ đẩy HS đến vi phạm, sai lầm khác.
Bên cạnh việc áp dụng hình thức HS vi phạm sẽ đọc một cuốn sách và viết bài cảm nhận, Hiệu trưởng Trường Bùi Thị Xuân đề xuất hình thức kỷ luật không cho HS đến lớp nhưng vẫn đến trường. Chẳng hạn, HS vi phạm sẽ không được ngồi học cùng với các bạn mà sẽ chép bài, tự học ở phòng học khác.
Các hình thức kỷ luật HS vi phạm trong thời gian qua
- Vụ việc 3 nữ sinh đánh bạn trong nhà vệ sinh, quay clip lan truyền trên mạng xã hội, Hội đồng kỷ luật Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (Q.Gò Vấp, TP.HCM) áp dụng hình thức kỷ luật: Chưa đạt rèn luyện hoặc nhận hạnh kiểm yếu trong học kỳ 1. Ngoài ra, trong vòng 2 tuần, vào giờ ra chơi, những HS này sẽ đọc sách tại thư viện của trường với sự giám sát của giáo viên.
- Vụ việc nam sinh đánh tới tấp vào đầu, mặt bạn trong lớp học tại Trường THCS Đống Đa (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), Hội đồng kỷ luật nhà trường đã thống nhất hình thức xử lý: Nam sinh có hành vi tát, đánh liên tục vào đầu và mặt bạn sẽ tạm dừng đến trường trong 2 tuần, hạ mức đánh giá rèn luyện học kỳ 1. Nam sinh bị bạn đánh bị hạ mức đánh giá rèn luyện trong tháng. Những HS quay clip và đứng xem cũng bị tạm dừng đến trường trong 1 tuần, hạ mức đánh giá rèn luyện trong tháng.
- Vụ nam sinh lớp 7 Trường THCS Đại Đồng (H.Thạch Thất, Hà Nội) bị đánh hội đồng dẫn đến nhập viện, hội đồng kỷ luật nhà trường đã kỷ luật 8 HS tham gia hành hung với các mức nhắc nhở, khiển trách và cao nhất là đình chỉ học một tuần…
HẠN CHẾ GHI HÌNH THỨC KỶ LUẬT VÀO HỌC BẠ
Bắt đầu từ năm học 2023 - 2024, TP.HCM triển khai bộ tiêu chí trường học hạnh phúc trong nhà trường với quan điểm tích cực và tiến bộ về giáo dục. Trong bộ tiêu chí có hướng dẫn, học bạ là sự ghi nhận suốt hành trình học tập và theo suốt hành trình về sau của mỗi con người. Vì thế, giáo viên cần ghi nhận mặt ưu điểm, còn nhược điểm, khuyết điểm chỉ là một phần của thời HS.
Khi đánh giá khuyết điểm, nhà trường cần xem xét cả quá trình theo dõi sau khi đã phối hợp gia đình, hỗ trợ HS. Cần xem xét kỹ câu chữ khi nhận xét vào học bạ của HS. Nhà trường lưu giữ hồ sơ liên quan đến kỷ luật HS theo quy định. Hạn chế ghi hình thức kỷ luật vào học bạ của HS.
Đồng tình với chủ trương này, thạc sĩ Phan Thế Hoài, giáo viên ngữ văn bậc THPT tại Q.Bình Tân, cho rằng khi TP.HCM xây dựng trường học hạnh phúc, xây dựng tiêu chí như trên là phù hợp. Thạc sĩ Hoài đề xuất có thể áp dụng hình thức kỷ luật tích cực như cho HS vi phạm làm tổ trưởng, tổ phó, lớp trưởng, lớp phó giúp các em có ý thức trách nhiệm với tập thể.
Nói về những hình thức kỷ luật, giáo dục tính tích cực, ông Dương Trí Dũng chia sẻ: "Giáo dục HS là từng cá nhân đều phải được quan tâm giáo dục theo năng lực, hoàn cảnh riêng. Giáo dục để các em nhận thức hành vi của mình và có hình thức kỷ luật để răn đe nhưng kỷ luật như thế nào để các em nhận thức được hành vi để sửa chữa chứ không phải để HS sợ hãi".
Quan trọng là việc giám sát HS thực hiện kỷ luật
Xử lý kỷ luật chỉ là bước cuối cùng, việc cần làm là giáo dục, nhắc nhở, uốn nắn, thậm chí cần phải răn đe. Hình thức kỷ luật thế nào, nặng hay nhẹ, cũng không quan trọng bằng việc giám sát HS thực hiện ra sao, có ý thức cố gắng phục thiện không? Bên cạnh đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng vì là người sâu sát với HS, là cầu nối giữa gia đình và nhà trường. Do đó phải ưu tiên hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu họ không nhận đủ sự hỗ trợ từ nhà trường và phụ huynh thì chắc chắn việc giáo dục HS sẽ không đạt kết quả tốt đẹp.
Lâm Vũ Công Chính, giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM)
Đình chỉ học tập có thể khiến HS bất mãn
Cho HS nghỉ học không phải là một giải pháp kỷ luật hiệu quả. Thay vì cảm hóa HS, giúp các em hiểu ra lỗi lầm của mình và thay đổi thì phương pháp đình chỉ học tập này có thể khiến các em cảm thấy bất mãn, không hiểu vì sao mình bị kỷ luật và thậm chí trong thực tế nhiều em đã bỏ học luôn, như vậy là sự thất bại của giáo dục.
Kim Hùng, phụ huynh tại Q.5, TP.HCM
Bích Thanh - Thúy Hằng(ghi)